Đối với nhiều người, khả năng chi trả và tính bền vững về môi trường hay sự khác biệt được đặt lên hàng đầu so với vẻ đẹp lấp lánh đắt đỏ của kim cương. Cho dù bạn đang dự định tìm một chiếc nhẫn cưới hay chỉ đơn giản là muốn làm mới bộ sưu tập trang sức của mình, dưới đây là một vài gợi ý để bắt đầu.
Vài năm trở lại đây, kim cương thường không được ưa chuộng như trước, ngày càng có nhiều cặp vợ chồng trẻ chọn những loại đá khác, chẳng hạn như ngọc bích hoặc hồng ngọc, để thể hiện sự cam kết trong tình yêu, hôn nhân. Nhà phân tích Ashley Wallace của Bank of America Merrill Lynch cho biết trong một ghi chú nghiên cứu từ tháng 6 năm 2016: “Người tiêu dùng thế hệ Y (năm sinh từ 1981 đến 1996) có những sở thích đặc biệt, theo nhiều cách khác biệt so với các thế hệ trước. Họ thường đánh giá cao các sản phẩm độc đáo và khác biệt biệt hơn so với các mặt hàng đã được tiêu chuẩn hóa hay được sản xuất hàng loạt.”
Dưới là 5 loại đá tuyệt đẹp, là lựa chọn thay thế lý tưởng cho kim cương truyền thống.
Moissanite
Ảnh: @methdguez
Trong vài năm gần đây, moissanite đã trở thành một trong những lựa chọn thay thế kim cương phổ biến nhất và không khó để hiểu tại sao. Moissanite không chỉ rất giống với kim cương (độ bền, phản chiếu ánh sáng tương tự), mà chúng còn có giá chỉ bằng 1/10 so với kim cương. Đá quý moissanite là loại đá quý cứng thứ hai được sử dụng trong chế tác đồ trang sức ngày nay.
Hơn thế nữa, moissanite có độ lấp lánh đáng kinh ngạc mà ngay cả viên kim cương chất lượng cao nhất cũng khó có được.
Moissanite ngày này được tạo ra trong phòng thí nghiệm, khiến nó trở thành viên đá thay thế kim cương lý tưởng khi hạn chế tối đa ảnh hưởng tới môi trường do các hoạt động khai thác.
Ngọc bích (Sapphire)
Ảnh: @lisarochellephotography for @simone_alexandra
Ngọc bích là lựa chọn cũng đặc biệt không kém, nhất là sử dụng làm nhẫn đính hôn. Nếu không tin, bạn cứ nhìn chiếc nhẫn của công nương nước Anh Kate Middleton.
Sapphires thanh lịch, cổ điển và khác có nhiều sắc thái khác nhau. Những viên đá quý màu này được chọn là một trong những loại đá thay thế kim cương vì chúng là một trong những nguyên tố tự nhiên bền nhất trên thế giới, đứng ở vị trí thứ 9 trên thang Mohs nên rất lý tưởng để đeo hàng ngày.
Bên cạnh màu xanh hoàng gia được yêu thích, đá ngọc bích cũng có các màu khác như hồng đào, hồng, vàng và trắng.
Giá của ngọc bích sẽ phụ thuộc vào chất lượng, kích thước, kiểu cắt của chúng, cho dù bạn đang chọn đá được khai thác tự nhiên hay đá được tạo ra trong phòng thí nghiệm.
Morganite
Ảnh: @ashleevictoria11
Đá morganite có màu hồng đào ngọt ngào khiến nhiều phụ nữ “phải lòng” ngay từ cái nhìn đầu tiên. Đây là viên đá quý thuộc họ beryl, cùng họ với nhiều loại đá nổi tiếng khác như Aquamarine, Emeralds, Goshenite…
Nhà ngọc học George Frederick Kunz đã đổi tên nó thành “morganite” như một cách để tôn vinh người bảo trợ của ông, nhà tài chính và nhà từ thiện người Mỹ J.P. Morgan.
Bảng màu của morganite cũng rất đa dạng, từ hồng nhạt đến hồng đậm, đôi khi là màu tím... Đặc biệt, những khối đá lớn sẽ có tông màu rực rỡ và đậm hơn. Nếu may mắn, bạn có thể sở hữu Morganite có màu đỏ tươi cực quý hiếm, được tìm thấy ở khu vực Madagascar. Ưu điểm của dòng đá này là ít tạp chấp nên sở hữu độ trong veo hoàn hảo. Do đó, chúng thường được chế tác thành những món trang sức đắt giá, làm điểm nhấn cho người đeo thêm lộng lẫy và rực rỡ.
Giống như các loại đá họ beryl khác, morganite được coi là một loại đá “mềm” hơn và xếp hạng 7,5 - 8 trên thang độ cứng Mohs.
Ngọc lục bảo (Emerald)
Ảnh: @kaitlyn.chiu
Ngọc lục bảo đã được khai thác từ 2000 năm trước Công nguyên. Ngọc lục bảo là một trong những loại đá có giá trị nhất, trong 4.000 năm qua, các nền văn hóa trên thế giới vẫn luôn coi ngọc lục bảo là một báu vật. Tên ngọc lục bảo có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp là màu xanh lá cây. Màu xanh ngọc lục bảo là màu của cuộc sống và mùa xuân. Ở La Mã cổ đại, màu xanh lá cây được coi là màu sắc biểu tượng của Nữ thần sắc đẹp và tình yêu Venus.
Trang sức emeralds luôn được đánh giá cao bởi sự trang trọng và quý phái. Ngọc lục bảo trong tự nhiên quý hiếm và có giá trị cao. Giá thành của loại đá quý này được định giá theo tiêu chuẩn 4C: Color, Cut, Clarity, Carat.
Ngày nay, khoa học phát triển cho phép người ta có thể tạo ra ngọc lục bảo nhân tạo. Ngọc lục bảo do phòng thí nghiệm tạo ra thường rực rỡ và trong hơn rất nhiều so với ngọc lục bảo tự nhiên, nếu đó là điều bạn thích.
Hồng ngọc (Ruby)
Ảnh: @deenafloresphotography
Hồng ngọc là một lựa chọn thay thế tuyệt vời cho kim cương vì chúng vừa cổ điển nhưng đồng thời cũng táo bạo. Chúng là viên đá quý của tình yêu và có nguồn gốc từ loại khoáng chất quý hiếm corundum mang sắc đỏ sẫm tự nhiên. Ruby cũng có nhiều sắc thái từ hồng đậm đến đỏ hay tím và có loại đặc biệt mang tên gọi ‘huyết bồ câu’, màu sắc của loại đá này tạo nên sự tương phản tuyệt đẹp khi kết hợp với các kim loại màu trắng và vàng.
Hồng ngọc đã được đánh giá cao vì vẻ đẹp hiếm có của chúng trong hàng nghìn năm và được coi là một trong bốn loại đá quý nguyên bản cùng với kim cương, ngọc bích và ngọc lục bảo.
Hồng ngọc bền và phù hợp để đeo hàng ngày, đó chắc chắn là một lợi thế.
Hồng ngọc trong tự nhiên khá hiếm nên nó là một trong những loại đá quý có màu đắt nhất. Giá trị của loại đá này không cố định như kim cương mà biến đổi theo từng viên đá. Kích thước Ruby càng lớn, độ trong của đá càng tinh khiết thì giá trị càng cao.
Thạch anh tím (Amethysts)
Ảnh: @danielle.lambo
Thạch anh tím đã được đánh giá cao trong nhiều thế kỷ và các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra đồ trang sức bằng thạch anh tím có từ năm 2000 trước Công nguyên. Hòn đá huyền bí này cũng gắn liền với nhiều truyền thuyết. Người ta truyền nhau rằng Thánh Valentine có một viên ngọc thạch anh tím khắc hình thần Cupid. Thần thoại Hy Lạp kể lại, Dionysus vị thần say rượu đã phải lòng và theo đuổi thiếu nữ tên là Amethystos. Nhưng nàng từ chối tình cảm đó của ông. Amethystos van xin các vị thần giữ gìn sự trong trắng của mình và nữ thần Artemis xuất hiện, biến cô thành viên đá màu trắng. Dionysus rất tức giận, ông đem rượu đổ vào viên đá làm nó biến thành màu đá màu tím.. Vì điều này, người Hy Lạp và La Mã cổ đại tin rằng đeo thạch anh tím có thể bảo vệ chống say và giữ cho người đeo đầu óc tỉnh táo và nhanh trí. Vì sự quý hiếm của nó, màu tím từ lâu đã được gắn liền với hoàng gia và sự giàu có.
Những viên thạch anh tím rực rỡ có nhiều màu từ tím đậm đến sắc nhạt nhất của hoa oải hương nhạt và thậm chí là màu hồng. Màu sắc có giá trị nhất là màu tím đỏ đậm. Thạch anh tím có độ cứng là 7 trên thang Mohs.
Thạch anh tím là một trong những loại đá quý giá cả phải chăng nhất.
Vậy, lựa chọn thay thế kim cương nào là yêu thích của bạn?
About the author
Chi