Móng chân bị gợn sóng hay bất ngờ dày lên hoặc xuất hiện vết xước, trông thô ráp hơn là hiện tượng bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tật nguy hiểm. Bạn hãy tham khảo thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn về hiện tượng này.
Tại sao móng chân bị gợn sóng?
Có nhiều nguyên nhân bệnh lý có thể khiến cho móng chân bị gợn sóng, sau đây hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân để xử lý triệt để tình trạng này:
Nấm móng Candida
Nấm móng Candida thường là nguyên nhân làm cho móng chân dày lên bất thường và bị gợn sóng. Ngoài dấu dấu hiệu dày lên và móng tay chân bị gợn sóng, móng chân thô ráp, nấm Candida còn có thể được nhận biết qua một số triệu chứng dưới đây:
- Móng chân dày lên và gợn sóng có màu hơi vàng hoặc màu nâu đen.
- Móng chân trở nên dễ mủn và dễ vỡ móng chân hơn bình thường.
Bên dưới móng chân có thể bị tổn thương và móng chân bị bong, tróc hoặc móng chân bị lồi lõm.
Dấu hiệu bạn đầu, người bệnh chỉ xuất hiện có móng chân cái bị gợn sóng và gặp các triệu chứng này. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ dẫn đến việc lan rộng ra các ngón chân khác. Nguyên nhân nhiễm nấm Candida do người bệnh có tiếp xúc môi trường bí và ẩm ướt, môi trường kín trong thời gian dài.
Viêm móng và viêm quanh móng chân
Khi móng chân bị gợn sóng có thể liên quan đến bệnh viêm da cơ địa. Nguyên nhân là do thường xuyên tiếp xúc với những hóa chất như dung dịch sơn móng tay bột giặt, thuốc tẩy quần áo, dung dịch vệ sinh… Họ là những người có nguy cơ dễ bị viêm móng tay, móng chân cao nhất. Ngoài hiện tượng móng dày lên hay móng chân xuất hiện gợn sóng, bệnh nhân còn bị viêm móng và có những triệu chứng sau:
- Vùng da xung quanh móng chân bị tấy đỏ, đau nhức và có thể xuất hiện cả mủ.
- Móng tay, móng chân lâu ngày bị teo nhỏ, chuyển dần sang màu vàng hoặc xanh tím và đen.
- Mặt móng chân trở nên sần sùi, kẻ vạch.
- Móng chân có thể bị tách móng ra khỏi nền móng bên dưới.
Các loại nấm sợi
Ngoài loại nấm candida thì các loại nấm sợi chỉ cũng có thể khiến móng chân cái và các ngón chân khác bị dày lên và xuất hiện gợn sóng. Nấm móng chân ở dạng này thường gặp nhất là do nấm Trichophyton rubrum, ngoài hiện tượng móng chân gợn sóng loại nấm này còn xuất hiện thêm các triệu chứng khác dưới đây:
- Móng chân bị phồng trông thấy dày lên và dễ gãy.
- Bị ăn móng chân, móng bị ăn mòn từ phía trên, sau đó lan dần xuống phía dưới cho tới khi hết toàn bộ móng chân.
Bệnh này có thể chữa khỏi hoàn toàn và móng chân sẽ mọc lại như bình thường nên bạn cũng không cần quá lo lắng. Để điều trị bệnh, người bệnh cần giữ vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát, cải thiện môi trường sống, chế độ ăn uống lành mạnh. Đồng thời, cũng nên vệ sinh ngón chân thường xuyên để tránh bị nhiễm khuẩn, nấm.
Thiếu chất
Nếu cơ thể bạn thiếu protein, canxi, kẽm hoặc vitamin A, sự thiếu hụt đôi khi có thể bộc lộ qua các đường gờ và xuất hiện tình trạng móng chân bị gợn sóng do thiếu chất.
Do lão hóa khiến móng chân bị dày lên
Móng chân có gợn sóng và xuất hiện những đường dài gồ ghề và dày lên xảy ra khi tuổi càng cao càng dễ gặp phải. Theo các bác sĩ, điều đó là hoàn toàn bình thường giống như một dấu hiệu của quá trình lão hóa tự nhiên. Đây là dấu hiệu không đáng lo ngại.
Do chịu ảnh hưởng của một số bệnh khác trong cơ thể
Móng chân sần sùi theo chiều ngang và trở nên dày bất thường còn có thể cho thấy dấu hiệu sức khỏe bị suy giảm. Theo chuyên gia, tình trạng móng chân như thế nào cũng cho thấy hoạt động của thận, tuyến giáp, mạch máu, đang có vấn đề... Và nếu móng chân xuất hiện sọc ngang, sần sùi thì bạn có thể đang mắc một số bệnh như: quai bị, bệnh về tuyến giáp, tiểu đường, giang mai...
Phương pháp phòng ngừa móng chân bị gợn sóng
Sau khi đã tìm hiểu các nguyên nhân xuất hiện gợn sóng ở móng chân và móng tay. Bạn cần làm gì để khắc phục tình trạng này, dưới đây là những lời khuyên cho bạn:
Thay đổi thói quen sinh hoạt
- Hạn chế tối đa sử dụng sơn, vẽ móng chân
- Cải thiện môi trường làm việc và sinh sống thoáng mát hơn, tránh những nơi ẩm ướt khiến móng chân bị gợn sóng.
- Không đi giày quá chật, vệ sinh giày dép sạch sẽ.
- Vệ sinh các ngón chân đúng cách sau khi làm việc ở môi trường bí và ẩm ướt hay tiếp xúc với nhiều thực phẩm hoặc nên đeo dụng cụ bảo hộ khi tiếp xúc với môi trường này.
- Kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, giàu dinh dưỡng và chăm sóc cơ thể với các bài tập thể dục phù hợp.
- Có thể sử dụng kem dưỡng ẩm, thuốc mỡ để bôi trên móng giúp giảm bớt khô ráp, sần sùi
Nếu thấy dấu hiệu bất thường và kéo dài ở ngón chân cần đến khám ngay ở cơ sở y tế gần nhất, gặp bác sĩ để có phác đồ điều trị an toàn và hiệu quả.
Dùng lá trầu không để vệ sinh, phòng tránh móng chân bị gợn sóng
Trong lá trầu không mang tính sát khuẩn tương đối cao, sử dụng lá trầu không có thể giúp giảm đi mùi hôi khó chịu của viêm nhiễm hay nấm móng gây ra và ngăn chặn sự sinh sôi của vi khuẩn nấm móng tương đối hiệu quả.
Đầu tiên, bạn tiến hành lựa chọn ra các lá trầu tươi và sau đó tiến hành giã nhuyễn lá trầu.Sau đó hãy đun sôi với nước kèm theo muối đun sôi trong 5 -10 phút. Rồi để nguội ấm hay ngâm nấm móng tay chân vào hay tiền hành chà nhẹ. Làm như vậy thường xuyên, mỗi tuần khoảng 4 đến 5 lần 1 tuần thì tình trạng nấm móng sẽ mang đến hiệu quả bất ngờ.
Móng chân bị gợn sóng là bệnh có thể chữa được. Đồng thời, bạn nên kiểm tra móng chân thường xuyên để có thể phát hiện ra tình trạng bất thường ở móng để có hướng điều trị kịp thời, tránh việc để tình trạng móng bị viêm nhiễm nặng mới đi khám gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe nhé.
About the author
Đặng Nguyệt